TopBanner

 

Luyện thi THPT quốc gia môn Văn: Phân tích  đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
                                   
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn thơ có sự kết tinh nghệ thuật cao. Việc phân tích phải hướng về tâm điểm: Tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất; ý nghĩa lớn lao của tình yêu, tình cảm con người đối với một vùng quê. Từ đó, thấy được vài nét trong phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên: Sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa trữ tình và anh hùng ca.

Luyện thi THPT quốc gia môn Văn: Tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất trong "Tiếng hát con tàu"

B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Khổ 1: Tình cảm gắn bó của con người với một vùng đất:
                 Nỗi nhớ Tây Bắc choán đầy cả nỗi nhớ mênh mông:
                        -  Đó là nỗi nhớ cảnh sắc núi rừng Tây Bắc:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
                                    Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
       Chú ý bình nghệ thuật tiểu đối (Nhớ bản sương giăng >< nhớ đèo mây phủ); điệp cách quãng (nhớ … nhớ) và câu hỏi tu từ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
                        -  Hai câu thơ tiếp theo là một sự khám phá, chiêm nghiệm ra một chân lí phổ quát của tình cảm, của đời sống tâm hồn con người:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
                                    Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
                           Chú ý bình: Nghệ thuật nhân hóa, điệp từ và tương phản: “Khi ta ở >< Khi ta đi”, “đất ở >< đất đã hóa tâm hồn).
2. Khổ 2: Ý nghĩa lớn lao của tình yêu, tình cảm con người đối với một vùng quê:
            Mạch thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm, suy tưởng về tình yêu và đất lạ:
            -  Nhà thơ đã dùng một chuỗi so sánh tu từ kết hợp với nghệ thuật điệp từ để bày tỏ những triết lí, suy ngẫm về tình yêu qua chính những trải nghiệm của cuộc đời mình.
            -  Nhà thơ rút ra một chân lí của đời sống, một qui luật của tình cảm:
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương
            3. Đánh giá:
     Đây là đoạn thơ đặc sắc, thể hiện khá đậm nét phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, giưa trữ tình và anh hùng ca.


Đăng nhận xét

 
Top