Luyện thi THPT quốc gia môn Văn: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên):
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay
đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm côngđồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
|
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong
thư.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn
nuôi.
|
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Trên cơ sở có những hiểu biết nhất định về nhà thơ
Chế Lan Viên và bài Tiếng hát con tàu,
phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung
của đoạn thơ ở đề bài.
* Về nghệ
thuật: Các thủ pháp xây dựng hình ảnh, lối so sánh, biện pháp trùng điệp, giọng
điệu thiết tha, chân thành,...
* Về nội
dung:
- Ở khổ thơ đầu: Khát vọng trở về với nhân dân cũng
là trở về với ngọn nguồn của sự sống.
- Ở ba khổ thơ còn lại: Nỗi nhớ và lòng biết ơn của
nhà thơ về những hi sinh thầm lặng, lớn lao của nhân dân.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1. Khát vọng trở về với nhân dân cũng là trở về với
ngọn nguồn của sự sống( khổ đầu):
* Khổ thơ
hàm chứa một tiền giả định. Khi Chế Lan Viên viết: “Con gặp lại nhân dân” nghĩa là giữa nhân vật trữ tình và nhân dân
vốn đã có một mối quan hệ nhất định.
* Chuỗi so sánh tu từ hội tụ một ý nghĩa lớn
lao: Sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình
và nhân dân.
* Thủ pháp nghệ thuật trên còn biểu hiện một
sắc thái tình cảm tiềm ẩn, lòng biết ơn vô bờ bến: sự trân trọng, kính yêu vô
hạn của nhân vật trữ tình đối với nhân dân.
2. Nỗi nhớ và lòng biết ơn của nhà thơ về những hi
sinh thầm lặng, lớn lao của nhân dân (3 khổ còn lại):
* Nhân dân
chính là “anh du kích”. Nghệ thuật điệp
ngữ “chiếc áo nâu” và điệp cấu trúc
cú pháp đã khắc họa sâu sắc tình cảm cao thượng, đẹp đẽ của người chiến sĩ cách
mạng bất khuất, kiên cường.
* Nhân dân
chính là “em liên lạc”. Nghệ thuật liệt
kê “rừng thưa”, “rừng rậm”, “băng”,
“chờ”, “sáng”, “chiều”, “bản Na”, “bản Bắc”, “mười năm tròn”, kết hợp với
nghệ thuật đối ngữ tương hỗ (rừng thưa em
băng >< rừng rậm em chờ) và đối ngữ tương phản (Sáng bản Na >< chiều em qua bản Bắc) có tác dụng khắc họa đậm
nét hình ảnh đáng yêu và sự tận tụy hết
lòng, công lao không nhỏ của “em liên lạc”.
* Nhân dân
chính là “mế”. Nghệ thuật liên tưởng
(mế – tóc bạc – hòn máu cắt; đau – thức –
nuôi; một mù dài – trọn đời) và nghệ thuật đổi trật tự cú pháp (Năm con đau, mế thức một mùa dài; Nhưng trọn
đời con nhớ mãi ơn nuôi) đã làm bật lên tình quân dân thắm thiết, sâu nặng,
đẹp đến muôn đời.
3.
Đánh giá:
* Hơi thơ ở
cả 4 khổ thơ cũng như cả bài thơ tràn đi như một khúc tâm tình, đưa chúng ta
trở về hoài niệm – hoài niệm về quá khứ tươi đẹp.
* Nhiều câu thơ trong đoạn thơ rất giàu hình
ảnh, nhất là cách nhà thơ phối hợp các biện pháp nghệ thuật độc đáo đã tác động
mạnh mẽ đến nhận thức lí trí, khoái cảm thẩm mĩ và nhiều tình cảm khác của độc
giả.
Đăng nhận xét