TopBanner

 

Luyện thi THPT quốc gia môn Sinh: Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền

Vấn đề phân biệt

                        Biến dị di truyền

    Biến dị không di truyền

           (Thường biến)

        Đột biến

       Biến dị tổ hợp

Khái niệm
Biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (ĐB gen) hoặc cấp độ tế bào (ĐB NST).
Tổ hợp lại vật chất di truyền vốn đã có ở cha mẹ.
 Biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể.
Nguyên nhân và cơ chế phát sinh
Do sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN, do những sai hỏng ngẫu nhiên, do rối loạn quá trình phân li của các NST trong quá trình phân bào.
Do sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân, sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường lên khả năng biểu hiện kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Đặc điểm
- Biến đổi kiểu gen → biến đổi kiểu hình → di truyền được.
- Biến đổi đột ngột, cá biệt, riêng lẻ, vô hướng.
- Sắp xếp lại vật chất di truyền đã có ở bố mẹ, tổ tiên → di truyền được.
- Biến đổi riêng lẻ, cá biệt.
- Chỉ biến đổi kiểu hình không biến đổi kiểu gen không di truyền được.
- Biến đổi liên tục, đồng loạt tương ứng điều kiện môi trường.
Vai trò
Đa số có hại, 1 số ít có lợi hoặc trung tính. Cung cấp nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa và chọn giống.
Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá và chọn giống.
Giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
Luyện thi THPT quốc gia môn Sinh: Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền

Đăng nhận xét

 
Top