Luyện thi THPT quốc gia môn Sinh: Phân biệt đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
Vấn đề phân biệt
|
Đột biến gen
|
Đột
biến nhiễm sắc thể
|
Khái
niệm
|
- Là sự biến đổi một hay một số cặp
nuclêôtit trong gen.
- Có 3 dạng đột biến điểm:
+ Mất 1 cặp nuclêôtit.
+ Thêm 1 cặp nuclêôtit.
+ Thay thế 1 cặp nuclêôtit.
|
- Là những biến đổi trong cấu trúc hoặc
số lượng NST.
- Có 2 dạng đột biến NST:
+ ĐB cấu trúc NST: gồm mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
+ ĐB số lượng NST: gồm thể lệch bội và thể đa
bội.
|
Cơ
chế phát sinh
|
- Bắt cặp không đúng
trong nhân đôi ADN (không theo NTBS), hay tác nhân ĐB xen vào mạch khuôn hoặc
mạch đang tổng hợp.
- Phải trải qua tiền đột biến mới xuất hiện đột
biến.
|
- Do mất, lặp, đảo
hay chuyển vị trí của đoạn NST, do sự chuyển đoạn diễn ra giữa các NST không
tương đồng.
- Do sự không phân li của cặp NST trong quá trình phân bào.
|
Đặc
điểm
|
- Phổ biến.
- Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp
xếp các cặp nuclêôtit trong gen.
- Đột biến lặn không biểu hiện thành
kiểu hình ở trạng thái dị hợp tử.
|
- Ít phổ biến.
- Làm thay đổi số lượng và trật tự sắp
xếp các gen trên NST.
- Biểu hiện ngay thành kiểu hình.
|
Hậu
quả
|
- Làm gián đoạn 1 hay 1 số tính trạng
nào đó (Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng).
- Ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của sinh
vật.
|
- Làm thay đổi 1 bộ phận hay kiểu hình
của cơ thể.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh
sản của sinh vật.
|
Vai
trò
|
Cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá và
chọn giống.
|
Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ yếu cho
tiến hoá và chọn giống.
|
Đăng nhận xét