1.
Khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
(NST) là những biến đổi trong cấu trúc NST dẫn đến sự sắp xếp lại các gen hoặc
làm thay đổi hình dạng, cấu trúc của NST. Đột
biến cấu trúc NST được phát hiện nhờ quan sát NST trong tế bào đang phân
chia và nhờ nhuộm băng NST.
Cơ
chế chung của đột biến cấu trúc NST
là do các tác nhân gây đột biến ảnh
hưởng đến quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo của các cromatit hoặc do tác nhân
gây đột biến tác động trực tiếp lên
NST gây đứt gãy NST => làm phá vỡ cấu trúc NST.
Lý
thuyết sinh học: Cấu trúc và chức năng NST
Các
đột biến cấu trúc NST làm thay đổi cấu
trúc NST dẫn tới làm mất cân bằng gen, làm thay đổi vị trí của gen nên ảnh hưởng
đến hoạt động của gen.
Khi
trong mỗi cặp NST có một chiếc bị đột biến
cấu trúc thì dẫn tới cặp NST đó không còn tương đồng với nhau, vì vậy ảnh
hưởng đến sự tiếp hợp của NST ở kì đầu giảm phân I. Chính điều này đã làm ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản của các thể đột
biến cấu trúc NST. Vì do sự tiếp hợp bị thay đổi nên các nhà khoa học dựa
vào hình thức tiếp hợp của các cromatit trong cặp NST tương đồng để nhận dạng
và xác định loại đột biến cấu trúc NST.
2.
Các dạng đột biến cấu trúc nhiếm sắc
thể
Có
4 dạng đột biến cấu trúc NST là: mất
đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. Sau đây sẽ trình bày ngắn gọn phần
khái niệm và hậu quả của mỗi dạng đột biến
cấu trúc NST.
a.
Mất đoạn
-
NST bị đứt một đoạn không có tâm động (đoạn bị mất nằm ở đầu mút hoặc giữa tâm
động và đầu mút của NST)
-
Đột biến mất đoạn làm giảm số lượng
gen trên NST => mất cân bằng gen nên thường gây chết hoặc làm giảm sức sống.
Ví dụ: Ở người mất đoạn NST 21 gây bệnh ung thu máu; mất đoạn nhỏ ở NST số 5
gây nên hội chứng "tiếng mèo kêu".
-
Mất đoạn nhỏ không làm giảm sức sống được vận dụng để loại gen không mong muốn
ra khỏi NST (ở một số cây trồng).
b.
Lặp đoạn
-
Một đoạn của NST lặp lại một hoặc nhiều lầm, do:
Trao
đổi chéo không cân giữa các cromatit.
Đoạn
NST bị đứt được nối xen vào NST tương đồng.
-
Đột biến lặp đoạn làm gia tăng số lượng
gen làm mất cân bằng gen có hại cho thể đột biến.
-
Một số trường hợp làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng. Ví
dụ: Đột biến lặp đoạn ở làm tăng hoạt
tính enzim amilaza; Đột biến lặp đoạn
NST 16A trên NST X ở ruồi giấm làm mắt ruồi giấm bị thu giảm (biến mắt lồi
thành mắt dẹt).
-
Lặp đoạn là một trong những cơ chế góp phần làm xuất hiện các gen mới. Nguyên
nhân là vì khi lặp đoạn sẽ làm tăng bản sao của gen. Sau đó có một trong số các
bản sao tiếp tục bị đột biến gen làm
xuất hiện gen mới thực hiện chức năng mới.
c.
Đảo đoạn
-
Một đoạn NST bị đứt (có hoặc không có tâm động) quay 180 độ rồi lại gắn vào vị
trí cũ của NST làm thay đổi trật tự phân bố gen
-
Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình
tự phân bố các gen => hoạt động của gen bị thay đổi có thể gây hại cho thể đột
biến.
Tạo
tính đa dạng giữa các nòi trong loài.
Góp
phần tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Ví
dụ: Người ta đã phát hiện được 12 dạng đảo đoạn khác nhau trên NST số 3 ở ruồi
giấm liên quan đến khả năng thích ứng ở ruồi giấm đối với nhiệt độ khác nhau của
môi trường.
d.
Chuyển đoạn
-
Chuyển đoạn trong cùng một NST: Một đoạn bị đứt gắn vào vị trí khác trên cùng một
NST.
-
Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng, gồm: chuyển đoạn tương hỗ hoặc chuyển
đoạn không tương hỗ.
-
Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
-
Dạng đột biến chuyển đoạn thường làm
giảm khả năng sinh sản.
-
Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan
trọng trong quá trình hình thành loài mới.
-
Chuyển đoạn nhỏ: ít ảnh hưởng đến sức sống, khá phổ biến ở các loài lúa, chuối,
đậu.
3.
Ý nghĩa của đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể
Đối
với quá trình tiến hóa: đột biến làm
cho hệ gen được cấu trúc lại, dẫn đến cách ly sinh sản là một trong những con
đường hình thành loài mới.
Đối
với nghiên cứu di truyền học: đột biến mất
đoạn được ứng dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
Đối
với chọn giống: Ứng dụng việc tổ hợp các gen trên NST đã góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá
trình chọn giống và tiến hóa.
Đăng nhận xét