TopBanner

 

                                Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                                Có  thấy  hồn  lao  nẻo  bến  bờ
                                Có nhớ dáng người trên độc mộc
                                Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
                                                                         (Tây Tiến – Quang Dũng)

Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Khi nêu cảm nhận về đoạn thơ trên, cần làm nổi rõ: Vẻ đẹp thơ mộng,  duyên dáng, tình tứ của thiên nhiên, của con người Tây Bắc và tâm trạng nhớ chơi vơi của nhà thơ Quang Dũng.
Học sinh nên giảng tóm lược nội dung của các câu thơ trước đoạn này.

Luyện thi THPT quốc gia môn Văn: Nỗi nhớ chơi vơi của nhà thơ Quang Dũng

B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
Phần thân bài, cần làm nổi rõ các ý trọng tâm sau:
- Bên cạnh vẻ đẹp của núi rừng biên giới là cảnh sông núi miền Tây mênh mang, mờ ảo, thơ mộng.
- Thiên nhiên, qua vài nét chấm phá của Quang Dũng, hiện lên có hồn và tình tứ như con người.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
                                                Có  thấy  hồn  lau  nẻo  bến  bờ
- Thi nhân không dùng bút pháp tả mà chỉ dùng bút pháp gợi:
                                                 Có nhớ dáng người trên độc mộc

- Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên “dòng nước lũ”. Trên bức tranh thơ, có hai bông hoa rừng sóng đôi: Cô lái đò Châu Mộc dáng thon thả, uyển chuyển, dẻo dai trên lá thuyền đôc mộc và những bông hoa thực đang “đong đưa” bên bờ suối.

Đăng nhận xét

 
Top