Luyện thi THPT quốc gia môn Văn:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây
Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu
lá dữ oai
hùm
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
|
Rải rác biên
cương mồ viễn
xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào
thay chiếu anh
về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
|
A. HƯỚNG
DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Bài thơ ghi lại những nỗi nhớ thiết tha của
Quang Dũng về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, lẫm liệt của đoàn binh Tây Tiến. Trong bốn đoạn của bài thơ,
đoạn thơ trên (đoạn ba) có ý nghĩa quan trọng. Đó là chân dung đoàn binh Tây
Tiến được tả bằng ngòi bút giàu chất tạo hình, bằng cảm hứng lãng mạn, bi
tráng. Nếu nói rằng màu sắc thẩm mĩ đặc biệt của bài thơ Tây Tiến chính là ở cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng
thì đoạn thơ này có lẽ là dẫn chứng tiêu biểu nhất. Đây cũng là định hướng cho
sự cảm nhận. Nói cách khác, khi phân tích đoạn thơ, cần làm nổi bật cảm
hứng lãng mạn, âm hưởng bi tráng trong ngôn từ, trong hình ảnh, nhịp
điệu.
Về
mặt phương pháp, căn cứ vào sự phát triển của nội dung cảm xúc, nên phân tích đoạn
thơ này theo từng cặp câu.
B. DÀN
BÀI:
I. MỞ BÀI:
- Khẳng định vị trí nổi bật của Tây Tiến trong dòng thơ ca viết về anh
bộ đội của nền thơ kháng chiến chống Pháp.
- Nhắc qua những nội dung của hai đoạn thơ
trước để đi đến các nội dung cảm xúc ở đoạn 3 này: dựng cả chân dung đoàn binh,
biểu hiện đời sống tâm hồn, ngợi ca lí tưởng cao cả và sự hi sinh bi tráng của
người lính Tây Tiến.
II. THÂN
BÀI:
1. Cặp câu thứ nhất:
Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tả
bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng. Biện pháp nghệ
thuật tương phản giữa ngoại hình gầy gò, tiều tụy với sức mạnh tinh thần đã gây
ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đoàn binh Tây Tiến.
2. Cặp câu thứ hai:
Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn
mộng mơ của chàng trai Tây Tiến chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như
một thời nhiều người phê phán.
3. Cặp câu thứ ba:
Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và
tráng (câu sau) để thành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến. Tinh
thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xã thân thanh thản và cao cả của một thế hệ
qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”.
4. Cặp câu thứ tư:
Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng
đội Tây Tiến. Hình ảnh “áo bào thay chiếu”
tăng thêm không khí cổ điển trang trọng... Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư. Khúc “độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên
như dội vào nỗi xót đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến.
Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài,
vang xa mãi.
III. KẾT
BÀI:
Đoạn thơ dựng nên bức
tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú. Nó là kết quả của
một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi bút thi sĩ tài hoa.
Đăng nhận xét