TopBanner

 

Luyện thi thpt quốc gia môn Văn: Phân tích đoạn thơ đầu trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo  hút  cồn mây  súng  ngửi  trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thuốc xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục  lên  súng  mũ  bỏ  quên  đời
Chiều  chiều  oai  linh  thác  gầm  thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi  Tây Tiến  cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi


I. MỞ BÀI:
            -  Bài thơ là tiếng lòng bật trào của Quang Dũng khi nhớ về một đoàn quân, một miền đất, một đoạn đời của chính nhà thơ.
            -  Đoạn đầu nói về thiên nhiên Tây Bắc cũng như cuộc hành quân của đoàn binh Tây Tiến.

Phân tích đoạn thơ đầu trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

II. THÂN BÀI:
            -  Thiên nhiên và con người quyện chặt vào nhau. Nói thiên nhiên là để nói về các chiến sĩ và ngược lại.
            -  Hai câu đầu xác định rõ tâm thế sáng tạo của Quang Dũng. Ba chữ “nhớ chơi vơi” được dùng rất sáng tạo (Thông thường không ai nói nhớ chơi vơi, nhưng trong bài thơ tái hiện lại những cảnh núi rừng trùng điệp, gợi lại những kỉ niệm ấm áp một đi không trở lại, nỗi nhớ bấy giờ không biết bám vào đâu, khái niệm nhớ chơi vơi tự nhiên có cơ sở và sức sống).
            -  Hai câu tiếp khái quát được hai đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Tây Bắc là khắc nghiệt và thơ mộng, đồng thời bắt đầu đi vào miêu tả hành trình của người lính Tây Tiến. Câu“Mường Lát hoa về trong đêm hơi” rất gợi.
            -  Cảnh núi non được nhìn bằng con mắt của kẻ vượt núi nên cái dốc được miêu tả kĩ. Chiều cao của dốc đã được “đo” bằng hơi thở của người lính. Sự phối hợp thanh điệu trong đoạn thơ hết sức sinh động, có giá trị tạo hình rất cao.
            -  Nói về sự hi sinh của người lính, âm điệu câu thơ trầm lắng và chùng xuống. Tác giả có ý thức tránh nói trực tiếp đến từ “chết”.
            -  Vẽ lên cảnh “oai linh” của núi rừng, tác giả gián tiếp làm nổi rõ cái “oai linh” của các chiến sĩ can trường, dũng cảm.
            -  Đoạn thơ kết thúc với giọng điệu bồi hồi. Một kỉ niệm ngọt ngào về tình quân dân được nhắc tới: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” là câu có thanh bằng gây cảm giác lâng lâng, thanh thản

     III. KẾT BÀI:
            -  Sự phối hợp giữa nét tả gân guốc với nét tả tinh tế mềm mại đã đưa lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ phong phú. Cảnh và người đều hiện lên rất lãng mạn.
            -  Đoạn thơ là đứa con tinh thần của cái tình đã chín và cái tài hoa được thoải mái tung hoành.


Đăng nhận xét

 
Top