Trao đổi với PV Dân trí
ngày 1/3, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí & kiểm định chất
lượng Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ GD-ĐT không ban hành cấu trúc đề thi.
Ông Trần Văn Nghĩa cho
biết, để góp phần khắc phục tình trạng học tủ, học lệch, luyện thi tràn lan, từ
năm 2010, Bộ GD-ĐT đã không ban hành cấu trúc đề thi mà ban hành hướng dẫn ôn
tập. Với xu hướng ra đề thi tăng cường đánh giá năng lực, do vậy các em không
nên quá chú trọng vào cấu trúc đề thi như trước đây.
Lãnh đạo Bộ cũng cho biết,
về lâu dài đề thi sẽ theo hướng kiểm tra năng lực của thí sinh phù hợp với mục
tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất
của người học. Những kinh nghiệm tốt trong công tác đề thi những năm gần đây sẽ
tiếp tục được phát huy. Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 tương tự đề thi
tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm trước nên thí sinh có thể tham khảo
các đề thi này.
Nội dung đề thi nằm trong
chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đề thi đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và
phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển
sinh vào ĐH, CĐ. Vì vậy, đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu
cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời được các câu hỏi này là đã đủ điều kiện để
tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để phân hoá thí sinh, phục vụ công tác
tuyển sinh ĐH, CĐ).
Được biết đề thi những năm
gần đây, nhất là đề thi các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được ra theo
hướng mở để tạo điều kiện cho học sinh huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và
vốn sống của mình vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến
thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...); khắc phục tình trạng học sinh
phải học thuộc lòng một cách máy móc.
Về công tác chấm thi, theo
lãnh đạo bộ, bài thi tự luận được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không
quy tròn điểm.
Với bài thi trắc nghiệm Tổ
chấm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10 (lấy
đến 0,25) cho từng bài thi trắc nghiệm. Với cách chấm thi trắc nghiệm, để khách
quan công bằng cho thí sinh, Bộ GD-ĐT quy định rất nghiêm ngặt.
Các Phiếu trả lời trắc
nghiệm (TLTN0 (bài làm của thí sinh) đều phải được chấm bằng máy và phần mềm
chuyên dụng. Phần mềm chấm phải có chức năng kiểm dò và xác định được các lỗi
để chấm đúng theo quy chế thi.
Trong quá trình chấm thi,
phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục từ khi mở niêm phong túi
đựng Phiếu TLTN đến khi kết thúc chấm thi. Các thành viên tham gia xử lý
Phiếu TLTN không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được
sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lí do gì. Mọi hiện
tượng bất thường đều phải báo cáo ngay cho bộ phận giám sát và Tổ trưởng để
cùng xác nhận và ghi vào biên bản. Tất cả Phiếu TLTN sau khi đã quét và Phiếu
thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị chủ trì cụm thi. Sau
khi quét, phải tiến hành kiểm dò để đối chiếu hết lỗi logic và sửa các lỗi kĩ
thuật (nếu có) ở quá trình quét.
Điểm của bài thi tự luận
và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10. Tất cả thí sinh dù thi ở cụm
thi liên tỉnh hay cụm thi địa phương đều thi chung cùng một đề thi.
Trong trường hợp cần
thiết, Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm
thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của
một hoặc một số Hội đồng thi.
Đăng nhận xét