Luyện thi đại học môn Văn: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Chí Phèo"
Mở bài
“Chí
Phèo” trở thành kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX, không chỉ
là ở giá trị hiện thực rộng lớn, có tầm khái quát cao, mà chính là ở giá trị
nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ của tác phẩm.
Thân bài
Giá trị nhân đạo được biểu hiện ở “Chí
Phèo”
1.Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây trước hết
được biểu hiện ở chỗ đã khám phá ra nỗi đau khổ bị đày đoạ, lăng nhục, bị cự
tuyệt quyền làm người nông dân lương thiện. Nam Cao bày tỏ cảm thông sâu sắc với
nỗi khổ đó
2.Qua tấn bi kịch và số phận bi thảm của Chí Phèo , Nam
Cao cất lên tiếng kêu cứu khẩn thiết đầy phẫn uất cho người lao động lương thiện:
làm thế nào con người được sống cuộc sống xứng đáng với con người trong cái xã
hội vùi dập nhân tính ấy?
3.Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ lên án
gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên những tấn bi kịch đau thương cho người
lao động: Bọn thống trị tàn ác, nhà tù thực dân, những thành kiến, định kiến vô
nhân đạo.
4.Tư
tưởng nhân đạo độc đáo, đặc sắc của Nam Cao ở đây còn được thể hiện ở thái độ
trân trọng nâng niu những nét đẹp của người nông dân. Cao hơn nữa, nhà văn còn
khám phả ra phẩm chất lương thiện của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng
như u mê, cằn cỗi
a. Những vẻ đẹp của Chí Phèo
- Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện, khoẻ mạnh về thể xác, lành
mạnh về tâm hồn.
- Dù đã bị nhà tù và xã hội thực dân phong kiến biến Chí Phèo thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” nhưng dưới
đáy sâu tâm hồn của hắn vẫn lấp lánh ánh sáng nhân phẩm.
- Khát khao tình yêu hạnh phúc, biết yêu thương, biết say sưa, rưng rưng
và bẽn lẽn nhận ra hương vị cháo hành “Trời
ơi mới thơm làm sao!”. Chí Phèo muốn được sống với Thị Nở. Và kh bị cắt đứt
mối tình, Chí Phèo biết tiếc, biết buồn, biết khóc và uất ức giận dữ.
- Khát khao được làm người lương thiện.
- Có tinh thần phản kháng.
Dựng nên một hình tượng người nông dân bị tha hoá, một con quỷ dữ của
làng Vũ Đại, Nam Cao không hề có ý bôi nhọ người nông dân. Trái lại, đã dõng dạc
khẳng định nhân phẩm của họ, trong khi họ bị rạch nát cả hình hài lẫn tâm hồn.
Điều đó chứng tỏ con mắt của Nam Cao rất sâu sắc, mới mẻ, tinh đời.
b.
Những vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở.
“Ả ngớ ngẩn, gã khùng điên
Tình
yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn
xuân trăng nở nụ cười
Tình
yêu tan chảy vàng mười trong nhau”
(Nguyễn Đình Cánh )
Tư tưởng nhân đạo độc đáo của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” còn được biểu hiện ở việc phát
hiện ra vẻ đẹp của nhân vật Thị Nở :
Dưới ngòi bút của Nam Cao, Thị Nở đã trở thành người phụ nữ rất nhiều
tình thương. Đằng sau cái bề ngoài xấu xí và tính khí “dở hơi”, còn ẩn chứa một trái tim nhân hậu. Khi Chí Phèo bị ốm, Thị
Nở đã chăm sóc tận tình. Với bàn tay dịu dàng, ấm nóng tình thương của người phụ
nữ, Thị đã mang đến cho Chí một bát cháo hành còn bốc khói. Chính bát cháo ấm
nóng tình người ấy đã đánh thức nhân tính. Cũng như những người phụ nữ khác, Thị
Nở rất khao khát tình yêu hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ của hai kẻ khốn khổ đã tạo nên
sự đồng cảm và Thị Nở đã yêu Chí Phèo, ước ao được chung sống với Chí Phèo.
Tình yêu làm cho người đàn bà “xấu đến ma
chê, quỷ hờn” ấy biến đổi một cách thật kì diệu. “Trông Thị thế mà có duyên”. Tình yêu làm cho có duyên. Phát hiện được
điều đó, chứng tỏ cái nhìn nhân đạo của Nam Cao có chiều sâu hiếm có.
KÕt
luËn:
“Chí Phèo” là tác phẩm có tư tưởng
nhân đạo vừa sâu sắc, vừa độc đáo, mới mẻ. Giờ đây nền văn học Việt Nam bước
sang thiên niên kỉ mới, nhìn lại chặng đuờng đã qua, “Chí Phèo” của Nam Cao vẫn được xếp vào hàng những kiệt tác, trước hết
là ở giá trị nhân đạo sâu sắc, độc đáo đó.
Đăng nhận xét