Luyện thi đại học môn Văn: Phân tích bài "Một thời đại trong thi ca" của Hoài Thanh
A. MỞ BÀI:
Hoài
Thanh (1909 – 1982) là một nhà phê bình văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam
thế kỷ XX. Văn phê bình của ông vừa lấp lánh trí tuệ, vừa dạt dào cảm xúc, giàu
tính thẩm mỹ và được diễn đạt bằng những lời văn rất mực tài hoa. Đoạn văn dưới
đây trích trong bài tiểu luận “Một thời đại
trong thi ca” là một trong những dẫn chứng tiêu biểu nhất cho phong cách
phê bình nói trên của ông.
B. THÂN BÀI:
I.
Vài nét về tác giả.
Hoài
Thanh ( 1909 – 1982) xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Nghi
Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. Ông sớm tham gia phong trào yêu nước và viết văn từ
những năm mới ngoài hai mươi tuổi. Hoạt động chủ yếu của ông là trong ngành văn
hoá nghệ thuật. Ông được độc giả đánh giá là nhà phê bình xuất sắc nhất của văn
học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm nổi tiếng nhất là “Thi nhân Việt Nam”. Ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
năm 2000.
II.
Phân tích văn bản.
Hoài
Thanh đã triển khai bài viết của mình như sau:
Bước 1: Đầu tiên, tác giả nêu luận
đề bao trùm của đoạn trích là “tinh thần
thơ Mới”. Nhưng cái khó là ranh giới giữa thơ cũ và thơ Mới không phải rạch
ròi, dễ nhận ra. Vậy làm thế nào để nhận diện? Tác giả đề nghị:
a/ Không thể căn cứ vào những bài thơ dở
(vì cái dở không đại diện gì hết) mà phải so sánh bài thơ hay với bài thơ hay.
b/ Vả lại
cái mới và cái cũ vẫn tiếp nối qua lại. Cho nên, phải so sánh trên đại thể,
không căn cứ vào tiểu tiết. Tiêu chí nhận diện như vậy là rất đúng đắn, khoa học
và rất thuyết phúc.
Bước 2: Vài định nghĩa thơ Mới bằng
cách đối sánh:
a/ Tinh thần thơ cũ bao gồm trong chữ
“ta”
b/ Tình thần thơ Mới bao gồm trong
chữ “tôi”
( Tác giả có nói chỗ giống nhau
nhưng hướng trọng tâm vào chỗ khác nhau của hai chữ này).
Bước
3: Luận giải về nội dụng và biểu hiện của hai chữ “ta” và “tôi”
a/ Nội dung chữ “ta” là phần ý thức cộng đồng, “đoàn thể” trong đời sống tinh thần của
con người, số phận và biểu hiện của nó trong thời đại thơ cũ trước kia.
b/ Nội dung chữ “tôi” là ý thức cá nhân trong đời sống
tinh thần con người, biểu hiện và số phận của nó trong thời đại thơ Mới.
c/ Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn
tại trong đời sống tinh thần của mỗi người. Ở thời đại trước, cái “ta” lấn át hoàn toàn cái “tôi”, cái “tôi” không có cơ may nảy nở. Còn thời đại ngày nay, cái “tôi” bừng tỉnh, trỗi dậy giành quyền sống.
Phong trào thơ Mới nảy sinh từ sự trỗi dậy của cái “tôi” đó. Theo tác giả, cái “tôi”
trước đây nếu có cũng phải ẩn mình sau cái “ta”.
Còn chữ “tôi” là chữ “tôi” theo nghĩa tuyệt đối của nó.
Trong thời đại thơ Mới bây giờ, cái
“tôi” mang số phận rất đáng thương và
đầy bi kịch. Nó không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách
ngang tàng của Lý Bạch, cái ung dung, ngạo nghễ trước cơ hàn như Nguyễn Công Trứ
mà rên rỉ, thảm hại, tội nghiệp trong thơ Xuân Diệu.
Như vậy, qua ba bước trên, người ta
thấy Hoài Thanh đã tuân theo trật tự: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ
khái quát đến cụ thể, từ diện mạo (trong không gian) đến diễn biến lịch sử
(trong thời gian). Các bước với trật tự ấy rất đảm bảo tính logic của tư duy.
Vì vậy mà bài văn rất giàu sức thuyết phục. Đây là chỗ mạnh của bài văn nghị luận.
III. Phân tích đoạn văn lý giải bi kịch
của cái “tôi” và biểu hiện của nó từ
“đời chúng ta nằm trọn trong vòng chữ tôi”…
đến “ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
Đặc sắc của đoạn này là những khái quát rất chính xác, súc tích, lại được diễn
tả bằng những câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu. Điều đó khiến cho văn phê bình
mà đậm chất thơ. Chủ đề bao trùm là luận giải về nỗ lực tìm tòi và đào sâu mà
cũng là trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ Mới. Chủ đề được triển khai thành
hai phần chính. Một là khái quát về hướng tìm tòi và kết quả của chúng: “mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi
sâu càng thấy lạnh”. “Mất bề rộng”
nghĩa là không tìm được tiếng nói chung, niềm giao cảm với cuộc đời. Còn “đi tìm bề sâu”, đây chính là quay về “hướng nội”, nỗ lực khám phá để đào sâu
vào chính cái “tôi”. “Nhưng càng đi sâu càng lạnh” nghĩa là
càng cô đơn, lạnh giá, bế tắc. Cho nên thơ Mới đã tìm các nẻo đường trốn chạy bằng
các thoát ly. Đây là phần thứ hai của đoạn văn: tác giả điểm qua những gương mặt
điển hình cùng những lãnh địa riêng tiêu biểu cho thơ Mới qua một số nhà thơ Mới
để thấy được sự phân hoá đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân.
Đoạn văn trên được diễn đạt bằng một
văn phong phê bình rất tài hoa. Tác giả không dùng những khái niệm trừu tượng
mà dùng những ngôn từ dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích, diễn tả được bản chất của
đối tượng. Tác giả đã tạo ra được hình ảnh thật độc đáo. Đó là hình ảnh độc giả
cứ theo chân những nhà thơ tiêu biểu mà bước vào cõi riêng của mối vị. Đặc biệt,
Hoài Thanh đã sáng tạo được một đoạn văn có nhịp điệu uyển chuyển, mềm mại và hết
sức phong phú, linh hoạt.
Các nhà thơ Mới đã giải quyết bi kịch
trên bằng cách gửi vào tiếng Việt và “tiếng
ta còn, nước ta còn”. Vì thế họ phải “tìm
về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”. Họ dồn
tình yêu nước của mình vào tình yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc. Họ muốn
sáng tạo những giá trị văn hoá, trước hết là thơ ca để làm sao cho tiếng nói của
nòi giống giàu hơn, đẹp hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt. Đó là một biểu hiện
của lòng yêu nước ở các nhà thơ Mới rất đáng ghi nhận và trân trọng, nâng niu.
Đăng nhận xét