Luyện thi đại học môn văn : Phân tích hai đoạn thơ cuối trong bài thơ "Đàn ghita của Lorca"
Đoạn ba trong bài thơ "Đàn ghita của Lorca": niềm xót thương Lorca và nỗi
xót tiếc những cách tân nghệ thuật của Lorca không ai tiếp tục.
“Không ai chôn cát tiếng đàn
Long lanh trong đáy giếng”
Di chúc của Lorca thể hiện
một tình yêu đất nước, dân tộc và một khát vọng cách tân (đổi mới) nền thơ ca
Tây Ban Nha đến cháy bỏng. Nhưng vì quá ngưỡng mộ Lorca, người ta không biết vượt
qua Lorca, không ai dám chôn cất tiếng đàn của ông. Tiếng đàn nghệ thuật của
Lorca vẫn sinh sôi và bất diệt như “cỏ mọc
hoang”. Cỏ còn tượng trưng cho sự giản dị có thể tan toả khắp nơi như thơ
ca Lô Ca có thể đến được với mọi tâm hồn độc giả nhờ sự giản dị của cả ý lẫn lời,
liên hệ với câu thơ Trần Đăng Khoa:
“Tôi không dám ví cuộc đời với ngọn cỏ
Ngọn
cỏ yếu mềm, ngọn cỏ nhỏ nhoi
Nhưng
khi ta đã nằm yên dưới mộ
Cỏ
vẫn xanh biêng biếc phía chân trời”.
Hình ảnh này vừa gợi cảm
thương về cái chết bi thảm của nhà thơ - chiến sĩ trong tay bọn phát xít dã
man, khi đất nước còn chìm trong sự đau thương và hỗn loạn; vừa gợi lên nỗi xót
tiếc hành trình cách tân dang dở, về nền nghệ thuật vắng thiếu kẻ dẫn đường.
Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng; long
lanh nơi đáy giếng” được viết theo cấu trúc “gián đoạn” của nghệ thuật siêu thực tượng trưng là một hình ảnh tuyệt
đẹp. Hình ảnh ấy thật đa nghĩa, là nỗi đau thương và cái đẹp, là sự cao khiết
và vĩnh hằng. Ở đây, nước mắt như vầng trăng, nỗi buồn đau đã kết tinh toả
sáng, hay nước mắt là vầng trăng “nước mắt
anh hùng lau chẳng ráo” sáng và đẹp trở thành vầng trăng vĩnh viễn ngời
sáng lung linh trong lòng độc giả Tây Ban Nha và độc giả nhân loại hằng yêu mến
và tiếc thương nhân cách, tâm hồn trong sáng của vầng trăng thi ca Lorca?
V. Đoạn bốn: suy tư về cuộc giải
thoát và cách giã từ của Lorca.
Nhân danh lòng kính trọng
Lorca, hãy để cho ông được một sự giải thoát thực sự; thôi đành chấp nhận định
mệnh phũ phàng. Đường chỉ tay thì bé nhỏ mong manh, phận người thì ngắn ngủi mà
dòng sông thì rộng mênh mông, thế giới rộng vô cùng. Hãy để cho Lorca bơi qua
dòng sông sinh tử bằng chiếc ghi ta như chiếc thuyền nghệ thuật lấp lánh màu bạc
, màu của sự sáng trong giờ đã nhuốm màu lạnh lẽo của cõi âm để đi về thế giới
hư vô, thế giới vĩnh hằng. Và Lorca đã tự giải thoát, tự lìa bỏ tất cả mọi ràng
buộc thế gian này bằng những hành động dứt khoát:
“Chàng
ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng
ném trái tim mình
vào
lặng yên bất chợt”
Kết thúc bài thơ lại
vang lên âm thanh “li-la li-la li-la”
của ghi ta như tiếng ca về sự bất tử của thi ca Lorca, của tâm hồn thanh cao
yêu tự do, yêu cái đẹp, yêu đất nước Tây Ban Nha mà chàng nghệ sĩ Lorca cho đến
khi bước đến bên họng súng kẻ thù vẫn cất cao.
C. Kết Bài:
Những điều đã phân tích
trên cho thấy bài thơ vừa sâu sắc về nội dung, vừa độc đáo về nghệ thuật. Bài
thơ có kết cấu như một bản đàn vừa phóng khoáng, giàu nhạc tính, vừa thể hiện
được đúng bản chất tâm hồn Lorca - một ca sĩ, một thi sĩ, một chiến sĩ yêu tự
do, giàu khát vọng và rất dũng cảm.
Đăng nhận xét