Luyện thi đại học môn Văn: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ "Đàn ghita của Lorca"
Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Đàn ghita của Lorca"
Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Đàn ghita của Lorca"
Đoạn hai trong bài thơ "Đàn ghita của Lorca": Lorca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.
Cái
chết đã đến bất ngờ với Lorca. Con người thanh cao, trong sáng rất yêu tự do và
cái đẹp mà vô tội ấy “đã luôn luôn bị ám ảnh
về cái chết của mình, vẫn không thể nghĩ nó lại đến một cách đột ngột, bất ngờ
đến thế”. Giây phút bi thương và thảm khốc nhất trong cuộc đời Lorca được
diễn tả thật ngắn gọn và đầy ấn tương. Chàng đang “hát nghêu ngao” một cách hồn nhiên và vô tư lự, ấy thế mà bỗng
nhiên tai hoạ ập đến một cách thật bi thảm “áo
choàng bê bết đỏ”. Bắt đầu từ đây, bài thơ đi sâu vào nói về cái chết bi thảm
đầy oan khuất và tiếc thương ấy. Cảnh Lorca bị hành hình được diễn tả bằng hình
ảnh thực “áo choàng bê bết đỏ”. Sau
đó, sự kiện đau lòng ấy tạo thành cú “sốc”
dây chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua
hệ thống âm thanh vỡ òa thành màu sắc, hình khối, dòng máu chảy. “Tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”,
“tiếng ghi ta ròng ròng – máu chảy”.
“Tiếng ghi ta nâu” phải chăng gợi màu
của chiếc đàn vẫn vang âm thanh ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người
và của lòng thuỷ chung? Đó còn là màu của suy nghĩ, của nỗi buồn day dứt, của đất
đai xứ sở quê hương “Bầu trời cô gái ấy”,
nó làm ta liên tưởng đến những câu thơ viết về bầu trời tự do của Nguyễn Đình
Thi:
“Trời xanh đây là của húng ta”
Và câu thơ bầu trời yêu thương của Thuý Bắc:
“Rợp trời thương màu xanh suốt
Em
nghiêng hết về phương anh”
“Tiếng
ghi ta lá xanh” của sự sống, thanh bình của ước mơ của tình yêu bất diệt. “Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan” là tiếng
ghi ta đẹp, nhưng yếu ớt, mong manh vỡ tan trong cái đẹp “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy” như những dòng máu “ròng ròng” tuôn chảy từ trái tim tử
thương vì những viên đạn tàn bạo, bất nhân làm ta gợi nhớ tới tiếng đàn vô cùng
ai oán đau thương của nàng Kiều: “Bốn dây
rỏ máu năm đầu ngón tay”. Câu thơ của Thanh Thảo bẻ ra làm hai như tiếng
đàn vỡ đôi, như cuộc sống bị lưỡi gươm chặt đứt ngang lưng (thân mình) vậy.
Đăng nhận xét