TopBanner

 

Luyện thi đại học môn Văn: Phân tích đoạn giữa trong bài thơ "Sóng" của thi sĩ Xuân Quỳnh

Xem thêm: Phân tích bài thơ "Vội vàng" của nhà thơ Xuân Diệu

Đề 2 : Phân tích, bình giảng đoạn thơ sau:
“ Con sóng dưới lòng sâu
…………………………
Hướng về anh- một phương”

Đề này cần các ý cơ bản:
1.Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích
     - Xuân Quỳnh ( 1942- 1988) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
      - “Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn luôn trăn trở khao khát gắn bó với tình yêu, hạnh phúc đời thường. Bài thơ được in trong tập “ Hoa dọc chiến hào” ( 1968).
     - Đoạn trích nằm ở giữa bài thơ. Đây là đoạn tiêu biểu nhất cho tác phẩm. Giống như toàn bài, ở đoạn thơ này, hai hình tượng “ sóng”, “ em” luôn luôn tồn tại, đan cài, khắc hoạ rõ nét nỗi nhớ da diết, thường trực, cháy bỏng và sự thuỷ chung tha thiết của nhà thơ. Mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một đặc điểm nào đó của “ Sóng”.

Nỗi nhớ và lòng thủy chung của người phụ nữ qua bài thơ "Sóng"



2. Bình giảng 6 câu đầu: Nỗi nhớ thường trực da diết cháy bỏng.
     - Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: lòng sâu, mặt nước, ngày- đêm.
     - Nỗi nhớ thường trực, không chỉ khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức ( cả trong mơ còn thức).
     - Cách nói có cường điệu, nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ của mình một tình yêu mãnh liệt ( ngày đêm không ngủ được).
     - Mượn hình tượng “ sóng” để nói nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình ( lòng em nhớ đến anh).

3. Bình giảng 4 câu thơ tiếp theo: Khẳng định lòng thuỷ chung sâu sắc.
     Dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về “phương anh”. Trong cái mênh mông của đất trời có phương Bắc, phương Nam, trái tim em chỉ có một phương- phương tâm trạng của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha. 

4. Những nét đặc sắc nghệ thuật:
4.1- Thể thơ năm chữ đầy sáng tạo phù hợp với nhịp sóng, nhịp lòng thi sĩ.
4.2- Nỗi nhớ biểu hiện bằng hình tượng sóng”.
4.3- Nỗi nhớ được biểu hiện trực tiếp.
4.4- Thủ pháp “ đối lập”: dưới >< trên; lòng sâu>< mặt nước.
4.5- Dùng điệp từ “ con sóng” ba lần.
4.6- Nhân cách hoá: “ con sóng nhớ bờ”…
4.7- Nỗi nhớ thường trực.
4.8- Thuyền ( con trai)- Bến ( con gái)- sóng” chủ động tìm đến bờ-> tính hiện đại trong thơ Xuân Quỳnh về tình yêu.
4.9- “ Sóng” đặt đôi sánh với “ em” làm cho “ em” mang thêm nhiều đặc tính của “ sóng”, và ngược lại sóng” cũng sẽ mang them những trạng thái cảm xúc đầy nữ tính của “ em” ồn ào, dữ dội -> lặng lẽ dịu êm, vỗ trên mặt nước, vỗ dưới lòng sâu.
5.0- Nhưng “ sóng” và “ em” cũng có sự khác nhau, “ sóng” nhớ bờ ngày đêm thao thức không ngủ được nhưng đó là thời gian hiện thực. Còn “ em” nhớ “ anh” từ cõi thực đến cõi mơ, nghĩa là “em” còn thao thức,khắc khoải, da diết hơn “lòng em nhớ đến anh…cả trong mơ còn thức”.

5.Kết luận:chỉ trong một đoạn thơ ngắn, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động những trạng thái cảm xúc, những khát khao mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.
     -Đó cũng chính là tâm hồn người phụ nữ VN trong tình yêu táo bạo, chủ động, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống (thuỷ chung, gắn bó).

Đăng nhận xét

 
Top