Trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ mới được công
bố, thí sinh đã túng tuyển nguyện vọng 1
không được đăng ký xét tuyển ở các đượt tiếp theo.
Sau khi tiếp
thu ý kiến người dân, chiều tối 26/2, Bộ GD&ĐT đã công bố quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng
năm 2015. Theo đó, các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ phải xác định và công bố
công khai tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành; Căn cứ hướng
dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT để quy định cụ
thể và công bố công khai điều kiện tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển
vào các ngành học.
Các trường
có các ngành năng khiếu và có tổ chức sơ tuyển phải xác định và công bố công
khai thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển, phương thức tổ chức thi và phương thức
xét tuyển môn năng khiếu.
Kết quả thi ở trường tổ chức thi
riêng không được xét tuyển vào trường khác
Các trường
và nhóm trường tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng phải xây dựng đề
án tự chủ tuyển sinh; lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh phù hợp. Giám
đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ chịu trách nhiệm tổ chức
thực hiện việc ra đề thi, coi thi, chấm thi; xét tuyển và triệu tập thí sinh
trúng tuyển; cũng như giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển
sinh.
Kết quả thi
của thí sinh vào trường (hoặc nhóm trường) tổ chức tuyển sinh riêng bằng phương
thức thi tuyển chỉ có giá trị xét tuyển vào trường (hoặc nhóm trường) đó, không
có giá trị xét tuyển sang trường (hoặc nhóm trường) khác; đối với ngành năng
khiếu, các trường có thể xét tuyển thí sinh đã dự thi vào ngành đó tại các trường
khác nhưng phải quy định trong đề án tự chủ tuyển sinh của trường.
Bộ Giáo dục
quy định, các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những
thí sinh đã dự thi kỳ thi THPT quốc gia
có kết quả thi đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ quy định.
Các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.
Muốn thay đổi khối thi phải báo trước
3 năm
Nguyên tắc lựa
chọn tổ hợp các môn thi để xét tuyển đối với các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là phải duy trì tổ
hợp các môn thi tương ứng với khối thi mà trường đã sử dụng trong kỳ thi tuyển
sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014 và các năm trước để xét tuyển.
Nếu các trường
muốn thay đổi các khối thi truyền thống hoặc các tổ hợp môn thi đã sử dụng để
xét tuyển thì phải báo cáo Bộ GD&ĐT và thông báo công khai ít nhất 3 năm
trước khi áp dụng.
Những trường
sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống để xét tuyển cho một
ngành hoặc nhóm ngành cần dành ít nhất 75% chỉ tiêu của ngành hoặc nhóm ngành
đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống.
Việc thêm
các tổ hợp môn thi mới để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng kết
quả của ít nhất 3 môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai môn Toán và Ngữ
văn để xét tuyển, các môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu
của chuyên ngành đào tạo, không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển
cho một ngành.
Đối với trường,
ngành năng khiếu, sử dụng kết quả thi của ít nhất một môn văn hoá kết hợp với kết
quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển, tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo,
các trường có thể quy định môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Bộ sẽ xác định ngưỡng chất lượng đầu
vào
Căn cứ kết
quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ
thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ, Bộ Giáo dục sẽ xác định ngưỡng đảm bảo
chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.
Các trường
ĐH, CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam
Bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3
năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả
thi (tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng đảm bảo
chất lượng đầu vào 1 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một
học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng
các trường quy định.
Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn
điểm trúng tuyển đợt trước
Theo quy định
của quy chế, các trường đại học, cao đẳng tổ chức nhận và trả hồ sơ đăng ký xét
tuyển của thí sinh theo nguyện vọng. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số
thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường và học sinh các
trường Dự bị đại học được giao về trường), hội đồng tuyển sinh trường xem xét,
quyết định phương án điểm trúng tuyển. Có thể xây dựng phương án điểm trúng tuyển
chung cho toàn trường hoặc cho từng ngành, nhóm ngành.
Các trường
phải cập nhật dữ liệu đăng ký xét tuyển vào trường lên hệ thống quản lý dữ liệu
tuyển sinh quốc gia; 3 ngày một lần công bố trên trang thông tin điện tử của
trường danh sách các thí sinh đăng ký xét tuyển xếp theo kết quả thi từ cao xuống
thấp.
Kết thúc mỗi
đợt xét tuyển, trường phải công bố và gửi lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển
sinh quốc gia điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển.
Trúng tuyển nguyện vọng 1 không được xét tuyển đợt tiếp theo
Thí sinh sẽ
được phát 4 phiếu kết quả thi. Thí sinh dùng bản chính Giấy chứng nhận kết quả
thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng 1
để đăng ký. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện
vọng 1, không được đăng ký xét tuyển ở các đợt xét tuyển tiếp theo.
Trong thời
gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã
đăng ký hoặc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để nộp vào trường khác.
Nếu sau đợt
xét tuyển 1 chưa đỗ, thí sinh dùng 3 bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi còn
lại để xét tuyển các nguyện vọng bổ sung. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng
bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để đăng
ký xét tuyển đợt tiếp theo.
Bộ Giáo dục
yêu cầu thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ
sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi. Và các trường có quyền từ chối tiếp
nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển
khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi với
hồ sơ gốc.
Xét tuyển bằng
kết quả THPT, điểm trung bình không dưới 6
Đối với trường
sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, điểm trung bình của từng
môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của
các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6 đối với hệ ĐH và 5,5 đối với hệ
CĐ (theo thang điểm 10).
Trường ĐH, CĐ đóng tại các tỉnh biên giới, vùng có
điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và trường CĐ cộng đồng đào tạo nguồn
nhân lực cho địa phương có thể xét tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ
3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh, địa phương
này ở mức thấp hơn 0,5 điểm so với mức quy định. Những học sinh này phải học bổ
sung kiến thức 1 học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến
thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
Đối với trường
xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp vào các ngành học trình độ CĐ, phải quy
định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh cách thức xét tuyển vào ngành học phù hợp
và các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào.
Đối với các
ngành năng khiếu thuộc khối ngành văn hóa - nghệ thuật, điểm xét tuyển của các
môn văn hóa phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu để hoàn thành chương trình phổ thông
và được Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Bộ GD&ĐT chấp thuận.
Đăng nhận xét