Luyện thi đại học 2015: Mẹo làm bài thi đại học của
các thủ khoa khối A
Đọc kỹ đề và dữ liệu, học cách kiếm 0.25 điểm bài bất
đẳng thức bằng cách dự đoán dấu bằng xảy ra trước để biết trước đáp số...là những
mẹo làm bài thi đại học khối A của
các thủ khoa.
1
Môn Toán: - Để đạt được kết quả cao nhất trong kì
thi đại học các em phải biết chọn điểm rơi phong độ chính xác, nên quan tâm tới
những vấn đề sau: + Làm và đọc chi tiết lời giải khối A môn toán của 3 năm gần
nhất (của Bộ GD&ĐT) + Khi làm bài tuyệt đối không để bị tâm lý khi có thí
sinh ra sớm (vì có thể họ không làm được bài) + Tập trung làm bài, tận dụng tối
đa thời gian thi, không nên ra sớm. Nếu làm xong thì ngồi soát lại kết quả. + Học
cách kiếm 0.25 điểm bài bất đẳng thức bằng cách dự đoán dấu bằng xảy ra trước để
biết trước đáp số, phát hiện khi nào sử dụng bất đẳng thức Cô si hay
Bunhiacopxki. + Dùng dấu tương đương, suy ra chặt chẽ, nếu còn phân vân thì cứ
dùng dấu suy ra sau đó ra nghiệm thì thử lại cho chắc chắn. + Vẽ đồ thị bằng
bút bi, đồ thị phải nằm trong trong tọa độ Oxy + Chú ý đáp số, làm đến đâu, chắc
đến đấy, tìm điều kiện và kết luận là hai điều các em hay quên. + Khi đã trình
bày nhưng phát hiện ra tính sai:
·
Bước 1: Bình tĩnh, xem xét xem có thể sửa
hay không
·
Bước 2: tiếp cận bài toán lại (làm ra
trang nháp mới, trắng tinh) tìm ra đáp số đúng
·
B3: Viết vào bài (chú ý gạch sạch, đẹp).
Gạch xong cách dòng. Thí sinh tránh những sai lầm sau đây: + Không đọc kỹ đề và
thế sai dữ liệu + Quên đặt điều kiện để hàm số xác định. + Hiểu lạc đề nên đặt
vấn đề sai. + Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian.
2
Môn Lý:
Bước 1: Lấy đề năm trước (trước, trước nữa) ra làm,
làm càng nhiều đề càng tốt (đề thật chứ ko phải đề thi thử) – Nghiêm cấm chọn bừa.
Phải làm thật rồi so sánh với đáp án xem được bao nhiêu điểm. Với những câu nhầm
lẫn thì đánh dấu lại, xem xét và nhớ kĩ lỗi sai để lần sau không lặp lại. Với
những câu không biết làm thì mang đi hỏi ngay lập tức đến biết làm thì thôi.
Bước 2: Hãy nhớ form đề thi chuẩn, nghiên cứu kĩ nó,
người ta đã phân loại sẵn câu hỏi theo từng phần học: xem có mấy câu về điện, mấy
câu về dao động, mấy câu về ánh sáng,… Về phần lý thuyết: cứ học thuộc lòng lý
thuyết. Phần nâng cao sẽ dễ hơn chuẩn nhiều, nhưng rộng hơn chuẩn. Với bạn học
chương trình nâng cao, nên chọn nâng cao chứ đừng chọn chuẩn, vì nâng cao có chương
1: động lực học vật rắn, học thích hơn, làm bài cũng thích hơn. Trong 90 phút
thi: + 70 phút đầu: Làm từ từ, cẩn thận. Được đến đâu chắc đến đấy. Ưu tiên câu
lí thuyết, câu dễ (dưới 5 dòng) + Phút 70 đến 80: Bé tập tô (tô sạch, đẹp) +
Phút 80 đến 90: Làm nốt những câu chưa làm hoặc xem lại những câu đã làm(chú ý
tiếp cận theo cách khác)
3. Môn Hóa Đừng quá sa đà
vào các bài toán quá khó vì nếu giải được cũng chỉ được 0,2 điểm cho mỗi câu.
Thí sinh nên tập trung giải quyết các câu mà mình có khả năng, chỉ cần 30 câu
là các em đã có 6 điểm chắc chắn, phần còn lại các em thống kế xem phương án
nào chọn ít nhất thì những câu còn lại cứ chọn đáp án đó. + Đọc lại các phương
pháp tính nhanh, thử tìm cách chứng minh lại chúng, làm thử một ví dụ. + Làm và
đọc lại lời giải đề thi khối A môn hóa 3 năm gần nhất (của Bộ GD&ĐT) + Đọc
lại phần chữ in nghiêng, chữ xanh, có thể em chưa biết trong sách giáo khoa + Đọc
thuộc lại bảng tuần hoàn, bằng tính tan. Đặc biệt chú ý các tính chất đặc biệt
trong môn hóa. + Tự định nghĩa lại tất cả các khái niệm: Độ tan, hằng số nhiệt,
độ loãng, hằng số cân bằng.... · Trong 90 phút thi: + 70 phút đầu: Làm từ từ, cẩn
thận. Được đến đâu chắc đến đấy. Ưu tiên câu lí thuyết, câu dễ (dưới 5 dòng) +
phút 70 đến 80: Bé tập tô (tô sạch, đẹp) + Phút 80 đến 90: Làm nốt những câu chưa
làm hoặc xem lại những câu đã làm(chú ý tiếp cận theo cách khác) Hóa vô cơ: –
Nhớ ít nhất là 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn (hoặc có đọc được bảng tuần
hoàn và nhớ thứ tự) – Thuộc (gần như là bắt buộc) Dãy chuyển hóa kim loại (cái
này có rất nhiều trong đề thi nên phải thuộc mới làm được) – Tìm các đề thi năm
ngoái để làm, không cần làm quá nhiều dạng, chỉ cần làm dạng nào nhớ dạng đó. –
Nên nắm rõ và sử dụng thành thạo cách giải toán bằng phương pháp Ion vì nó rất
nhanh gọn khi bạn giải các bài toán phức tạp về kim loại. Hóa hữu cơ: – Ít nhất
là biết viết Cấu tạo của các Hydro cơ bản – Chia mục ra để học (Chia thành các
bài ví dụ: Este, Ancol, Hydrocacbon….), trong mỗi mục cũng chia nhỏ ra (ví dụ:
Công thức cấu tạo và công thức đơn giản của Ancol, Tính chất hóa học…) Có thể
chia giống trong sách giáo khoa nhưng tóm gọn lại theo cách của mình cho dễ nhớ.
– Cần học thuộc các công thức đơn giản và tên thường gọi của nó để làm các bài
toán vì trong bài toán hầu như sử dụng tên thường gọi. Nếu các bạn than phiền
là nó quá khó nhớ thì mỗi tuần 2, 3 lần bạn nên viết lại các công thức ấy một lần
để không quên. – Làm thêm các đề thi (không cần quá khó vì hữu cơ thường bắt bạn
nhớ lý thuyết và tính chất hóa học nhiều hơn là suy luận) – Về phần các chất
béo ở cuối bài thì có thể lập bảng để học. 4 Đi thi: Đề Hóa thì thường không
quá khó nhưng rất hay đánh lừa, có thể lúc đầu bạn nghĩ đơn giản thì bạn làm
đúng nhưng lo lắng nên xem lại và làm lại thì sai. Hãy thật cẩn thận khi đọc đề,
sai một chữ cũng có thể làm bạn phí rất nhiều thời gian. Đáp án của Hóa thì
không gần giống nhau như của Lý. Đáp án thường rất oái ăm kiểu bạn làm cách này
sẽ có đáp án này nhưng làm cách khác vẫn có đáp án khác nằm ở trong đáp án thế
nên bạn cần nắm thật vững các tính chất hóa học của các chất để không bị lừa.
Đăng nhận xét