Luyện thi THPT quốc gia môn Văn: Phân
tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của
Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ
nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa
bay.
|
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai
lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui
về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi
Hồng.
|
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
- Đề yêu cầu phân tích một đoạn thơ rất tiêu biểu
cho giọng “sử ca” của Tố Hữu ở bài Việt
Bắc. Việc vận dụng kiến thức về lịch sử dân tộc để soi sáng nội dung miêu
tả trong đoạn thơ là rất cần, nhưng nhất thiết phải tránh các xu hướng làm bài
sau đây:
+
Thay thế việc phân tích nghệ thuật diễn tả của tác giả bằng việc kể lể
dài dòng về các sự kiện hoặc bối cảnh được gợi nhắc rất cô đọng trong đoạn thơ.
+
Chỉ nhấn mạnh tính chính xác sử học của đoạn thơ mà quên khám phá tính
chính xác văn học của nó được thể hiện qua cách dùng từ, cách kiến tạo hình
ảnh, cách đưa địa danh vào thơ...
- Ngoài ra, khi thực hiện đề này, cần có ý thức
làm sáng tỏ đặc trưng phong cách nghệ thuật của Tố Hữu được thể hiện qua đoạn
thơ.
B. DÀN BÀI:
I. MỞ BÀI:
-
Việt Bắc là một bài thơ hay
của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của nền thơ kháng chiến chống Pháp 1945
– 1954.
-
Nội dung cảm xúc chính của bài
thơ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ hướng tới nhiều đối tượng cụ thể vừa khác biệt
vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi nhớ như xoáy vào những ngày tháng
hào hùng của cuộc kháng chiến (trích dẫn)
II. THÂN BÀI:
-
Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại
rất sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù
đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta. Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện
rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước.
+
Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực
bằng những hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanh
chính xác; bằng một so sánh thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất
lại có ý vị: Đêm đêm rầm rập như là đất
rung. “Sau Toàn quốc kháng chiến trong vô số hình ảnh quanh ta thì hình ảnh
con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất. Con đường
đã là một sự” ( Nguyễn Tuân- Đường vui)
+
Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh
vừa giàu ý nghĩa tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
+
Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết
nói về ánh sáng: ánh sáng của sao trời,
của lửa đuốc, của đèn pha... Sự so sánh Đèn
pha bật sáng như ngày mai lên tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm
phấn chấn tràn ngập lòng người kháng chiến.
-
Để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào thơ một loạt địa danh
thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, quyện hoà, xoắn xuýt với nhau. So với những
nhà thơ khác như Quang Dũng, Hoàng Cầm, cách sử dụng địa danh của Tố Hữu vẫn có
những nét riêng độc đáo.
III. KẾT BÀI:
-
Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch
sử không thể nào quên.
-
Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành của
cách mạng và là nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về
lịch sử dân tộc.
Đăng nhận xét