ĐẤT
NƯỚC (1948-1955)
(
NGUYỄN ĐÌNH THI)
Trong
phần thứ nhất của bài thơ Đất nước,
nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa
thu nay khác rồi
Tôi
đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió
thổi rừng tre phấp phới
Trời
thu thay áo mới
Trong
biếc nói cười thiết tha
|
Trời
xanh đây là của chúng ta
Núi
rừng đây là của chúng ta
Những
cánh đồng thơm mát
Những
ngã đường bát ngát
Những
dòng sông đỏ nặng phù sa.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ
khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
|
Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ
trên.
A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ:
Đoạn
thơ cần phân tích thuộc phần thứ nhất trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Trong quá trình phân tích cần làm nổi
rõ: Vẻ đẹp gợi cảm của mùa thu Hà Nội,
thoáng nét buồn trong khung cảnh biệt li và vẻ đẹp của mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui hòa với niềm tự hào dân
tộc của tác giả. Muốn vậy, học sinh không thể bỏ qua nét riêng trong cách
cảm nhận của nhà thơ về đất nước. Chú ý phân tích: cảm xúc thơ, không gian,
thời gian, các biện pháp tu từ...
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:
1.
Từ câu 1 đến câu 3 là khúc dạo đầu của một bản đàn:
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió
thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi
nhớ những ngày thu đã xa
Nguyễn Đình Thi cảm nhận về đất nước thân yêu của mình bắt đầu từ buổi
sáng tinh khiết của mùa thu. Từ mùa thu nơi núi rừng Việt Bắc kháng chiến, nhà
thơ đưa điểm nhìn về “Những ngày thu đã
xa”.
2.
Lòng tác giả nhớ về mùa thu Hà Nội:
Sáng
chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những
phố dài xao xác hơi may
Người
ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau
lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Nhà thơ miêu tả đúng vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội. Tuy nhiên, cảnh sắc ấy
dưới điểm nhìn của tác giả có chút xao xuyến, bâng khuâng, buồn lặng lẽ. Không
thể vui được khi Hà Nội vẫn còn bóng dáng của quân cướp nước, bán nước. Cho
nên:
Người
ra đi đầu không ngoảnh lại.
Trong tình cảm có sự
lưu luyến với nếp sống quen thuộc nơi căn nhà, con phố và nỗi nhớ nhung Hà Nội
nghìn năm văn hiến. Vì vậy, tuy hình ảnh ngoại hiện là “đầu không ngoảnh lại” nhưng tâm hồn thì không thể không vấn vương:
Sau lưng thềm nắng lá
rơi đầy.
3.
Mùa thu Việt Bắc tràn ngập niềm vui:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui
nghe giữa núi đồi
Gió thổi
rừng tre phấp phới
Trời thu
thay áo mới
Trong biếc
nói cười thiết tha
* Ở đây, niềm vui giữa chủ thể và
khách thể có sự đồng ứng, cộng hưởng. Nhà thơ đứng giữa cảnh thiên nhiên tươi
đẹp mà cất tiếng reo vui. Nhân vật “tôi” có sự thay đổi. Cái “tôi” của nhà thơ
(chủ thể) đã hòa quyện vào cái chung rộng lớn vui tươi (khách thể).
* Đối với nhà thơ, niềm vui được
giải phóng như được nhân lên theo cấp số nhân:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây
là của chúng ta
Những cánh
đồng thơm mát
Những ngã
đường bát ngát
Những dòng
sông đỏ nặng phù sa.
Chú ý phân tích nghệ thuật nhân hóa tu từ và
phép điệp.
4. Từ niềm vui lan tỏa không gian,
mạch thơ chuyển sang suy tư trên mạch thời gian:
Nước
chúng ta
Nước
những người chưa bao giờ khuất
Đêm
đêm rì rầm trong tiếng đất
Những
buổi ngày xưa vọng nói về.
“Ăn quả nhớ kẻ
trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ hiện tại, nhà thơ nhớ về quá khứ hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước vẻ vang, oanh liệt, hào hùng, chói lọi của dân
tộc ta.
Đăng nhận xét