Luyện thi đại học môn Văn: Đặc sắc nghệ thuật “Chữ người tử tù”.
1. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo, khi dựng người, dựng cảnh, những nét như
khắc, như chạm, giàu tính chất tạo hình. Nhân vật nào cũng rõ nét, cảnh nào
cũng có thể hình dung rõ một một. Chẳng hạn như cảnh sáu tù nhân mang chung một
chiếc gông dài tám thước bước tới cửa ngục với động tác dỗ gông đuổi rệp làm
cho “một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh
nhạt lấm tấm những điểm nâu đen”, sau đó “sáu người né tránh mình tiến vào như một bọn thợ nề, thận trọng khiêng
cái thang gỗ đặt ngang trên vai” và nhất là cảnh tượng Huấn Cao viết chữ
trong phòng giam là những cảnh được khắc hoạ hết sức sống động, đầy ấn tượng.
2. Ngôn ngữ nghệ thuật vừa giàu có, góc cạnh, đồng thời là thứ văn xuôi
có nhịp điệu riêng, giàu sức truyền cảm, nhiều câu văn hàm súc dư ba.
3. Một không khí cổ kính, trang nghiêm có phần bi tráng bao trùm cả thiên
truyện. Nguyễn Tuân chẳng những rất am hiểu và nặng lòng yêu dấu, quý trọng những
điều ông thuật tả mà còn có ngòi bút già dặn, tinh vi, đầy nghệ thuật để làm sống
lại con người và sinh hoạt thời xưa.
Đăng nhận xét