Tình trạng “treo máy” bất ngờ…
Em Trần Thu Hương, học sinh lớp 12 tại
Hà Nội chia sẻ: Sắp đến kỳ thi Đại học nhưng em chả muốn ôn thi đại học nữa vì cứ ngồi vào
bàn là bị đau đầu. Trong khi đó, lịch học của em đang kín mít: Buổi sáng từ
7h30’ đến 11h15’, buổi chiều từ 13h đến 16h30’ em học ôn ở trung tâm. Còn buổi
tối em phải tự học, có lúc đến nửa đêm. Thỉnh thoảng chữ nghĩa trong đầu tự
dưng bay biến hết khiến Hương lo sợ thực sự…
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, khi bộ
óc của các em hoạt động căng thẳng trong thời gian dài, cùng lượng kiến thức khổng
lồ muốn nạp thật nhanh trong những ngày cuối cùng nước rút dễ sinh ra hiện tượng
“quá tải” khiến đầu óc bị “đơ” ra, học không vào nữa. Sẽ rất nguy hiểm nếu tình
trạng “treo máy” này xảy ra đúng vào ngày thi quan trọng của các em.
Nhà tâm lý đưa ra những sai lầm mà các sỹ
tử hay mắc phải khi ôn thi đại học dẫn đến tình trạng đầu óc có thể bị “treo” và “trống rỗng” bất ngờ:
Thiếu ngủ và ngủ không đúng giờ giấc: Để
có được thời gian học tập nhiều hơn, một số bạn đã ngủ rất ít vào ban đêm, hoặc
để bù lại, có những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy đây
là một sai lầm. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong suốt toàn bộ lịch trình
luyện thi đại học, bởi vì nhịp sinh học phải mất một
thời gian để có thể đi vào “trật tự”.
Do vậy cần sắp xếp một nhịp sinh học hợp
lý trước kỳ thi nhiều tuần. Ví dụ nếu kỳ thi đại học sẽ bắt đầu vào lúc 7h
sáng, nhưng trước đây bạn thường thức dậy lúc 10 giờ, thì phải thiết lập lại ngay
đồng hồ sinh học trước khi thi vài tuần bằng cách đi ngủ sớm và thức dậy lúc 6h
sáng để đầu óc được minh mẫn nhất vào lúc 7h.
Nhồi nhét quá nhiều kiến thức trước ngày
thi: Việc ôn thi đại học phải được trải qua một thời gian, một quá trình, do
vậy cố thêm một hai ngày cuối cùng cũng không tăng thêm được hiệu quả. Thậm chí
các nghiên cứu cho thấy nhồi nhét ngày cuối cùng trước khi thi sẽ làm tổn
thương trí não, bởi những thông tin cuối cùng buộc phải nhớ trong thời gian ngắn
có thể chèn ép trí nhớ, gây ảnh hưởng đến những thông tin đã được lưu vào não bộ
trước đó, ngoài ra còn làm tăng mức độ lo lắng không cần thiết.
Lời khuyên cho các sĩ tử nên có lộ trình
giảm dần số giờ học trong ngày từ trước một hai tuần cho đến kỳ thi. Ví dụ trước
đây bạn học 12 tiếng mỗi ngày thì nên có
kế hoạch giảm dần xuống 10h, 8h, 6h, và
nghỉ ngơi 1, 2 ngày trước khi thi đại học.
Ăn uống không điều độ và đủ chất: Còn Tiến
sỹ - Bác sỹ Phan bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện
Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng ăn uống không điều độ, sử dụng nước tăng lực hay
caffeine cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe sỹ tử.
Do vậy để các sĩ tử có một sức khỏe tốt
trong mùa thi và ôn thi đại học, cần có một chế độ ăn khoa học, ăn đủ 3 bữa/ngày, cung cấp cho
cơ thể một lượng cần thiết các dưỡng chất quan trọng là đạm, đường, béo và
vitamin, khoáng chất. Bên cạnh những phực phẩm thông thường thì các thực phẩm
chứa thành phần L-Carnitine rất quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng cho
tế báo não và nhiều cơ quan trong cơ thể như cơ, tim, gan và các tế bào miễn dịch.
Bời vì, dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận
hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt, gây mất hiệu quả cho quá trình luyện thi đại học của các sĩ tử.
Đăng nhận xét