Đề thi đại học phần lớn không yêu cầu phải học thuộc
lòng các định nghĩa, các khái niệm... mà cần phải hiểu để vận dụng và suy luận.
PGS.TS Vũ Ngọc Ban, Khoa Hoá học, trường ĐH KHTN đưa ra một số lời khuyên cho
các bạn thi đại học sắp tới Về môn
Hoá học.
Các câu hỏi về viết phương trình phản ứng,
hoàn thành các sơ đồ phản ứng, về điều chế các chất chiếm tỉ lệ cao trong số
các câu hỏi lý thuyết. Các câu hỏi về phần nhận biết các chất cũng tương đối
nhiều, câu hỏi về tách chất thường ít hơn. Các câu hỏi có tính thực tế, ứng dụng
cũng cần được chú ý đến trong quá trình các em luyện thi đại học.
Bên cạnh các kiến thức thuộc chương
trình lớp 12 (là chủ yếu) trong khi ôn
thi đại học, các em cũng cần chú ý đến các kiến thức phần Hoá Đại cương và
Hoá Vô cơ, Hữu cơ lớp 10, 11 như Cấu tạo nguyên tử, pH của dung dịch, cân bằng
Hoá học, điều chế các chất Vô cơ quan trọng, đại cương về Hoá Hữu cơ, hoá tính
và điều chế các Hidrôcacbon...
Các bài tập phần lớn không lắt léo, phức
tạp và không “nặng” như nhiều đề thi những năm trước đây. Các bài tập Vô cơ chủ
yếu thuộc chương trình lớp 12, liên quan đến phản ứng của các kim loại và hợp
chất của kim loại. Các bài tập Hữu cơ vẫn quen thuộc là các bài toá xác định công
thức và các hợp chất hữu cơ...
Từ các nhận xét trên, có thể rút ra điều
gì?
Điều đầu tiên là các em phải chú trọng ôn thi đại học tốt phần lý thuyết.
Không chỉ vì phần lý thuyết có số điểm cao hơn phần bài tập mà ngay trong phần
bài tập, nếu không nắm tốt các kiến thức lý thuyết, không viết đúng các phương
trình phản ứng thì cũng không giải bài tập được.
Để nắm vững các kiến thức cơ bản, khi luyện thi đại học, các em không chỉ học
phần lý thuyết trong SGK, mà còn phải tìm hiểu các câu hỏi, bài tập ở cuối mỗi
bài và ở sách bài tập. Ngoài ra, còn nên đọc thêm một số tài liệu tham khảo như
các sách giới thiệu các đề thi TSĐH và CĐ trong những năm gần đây. Qua đó, các
em có thể tăng cường kiến thức và quan trọng là để biết các dạng câu hỏi, bài tập
thường gặp khi đi thi cũng như cách trả lời, cách trình bày các vấn đề như thế
nào cho hợp lý.
_Khi học theo SGK, một số em thấy khó
khăn, cứ thấy “học trước quên sau” hoặc học xong một vài lượt thì cảm thấy như
“cái gì cũng biết” nhưng khi hỏi cụ thể vào một phần nào đó thì quên hẳn hoặc
trả lời rất bập bõm. Để tránh tình trạng này, trong quá trình ôn thi đại học, các em nên tự tổng kết
các bài theo một dàn ý thật ngắn gọn để dễ nhớ, rồi dựa vao dàn ý đó mà phát
triển thành một câu trả lời đầy đủ.
_Với bài toán Vô cơ và Hữu cơ, các em nhất
thiết phải đọc kỹ đề bài 2, 3 lần để hiểu đúng nội dung yêu cầu của bài ra, viết
đúng công thức của các chất và các phương trình phản ứng. Khi luyện thi đại học cần phải chú ý biện
luận các chất phản ứng cho dư hay thiếu, phản ứng hoàn toàn hay chưa hoàn
toàn...để biết được các sản phẩm của phản ứng là gì... Đây là bước quan trọng
nhất của bài toán. Sau đó mới là bước lập phương trình và tính toán kết quả.
Theo Tiền Phong
Đăng nhận xét