Sau khi
nghiên cứu quy luật di truyền của từng tính trạng, Menđen tiếp tục làm thí nghiệm lai các cây đậu Hà Lan khác nhau về
hai tính trạng và theo dõi sự di truyền đồng thời của hai tính trạng đó.
Xem thêm: Quy luật phân li
Bài tập quy luật phân li độc lập
Xem thêm: Quy luật phân li
Bài tập quy luật phân li độc lập
I. Lai hai
tính trạng
1. Thí nghiệm
lai hai trính trạng của Menđen
Menđen tiến hành lai và theo dõi sự di truyền
của hai tính trạng ở đậu Hà Lan là màu sắc và hình dạng của vỏ hạt ở đậu Hà Lan
cụ thể như sau:
Pt/c: (bố) Hạt
vàng, vỏ hạt trơn x (mẹ) Hạt xanh, vỏ hạt nhăn $\to F_1$ 100% đậu hạt vàng, vỏ
hạt trơn.
Cho các cây
$F_1$ tự thụ phấn $\to$ thu được 556 hạt ở $F_2$ với các tính trạng như sau:
315 hạt
vàng, trơn.
108 hạt
vàng, nhăn.
101 hạt
xanh, trơn.
32 hạt xanh,
nhăn.
(Quy ra tỷ lệ
sẽ là: 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn)
2. Phân tích
kết quả và nêu giả thuyết giải thích kết quả thu được
(Giả thuyết
về sự phân ly và tổ hợp của các
"cặp nhân tố di truyền", còn gọi là giả thuyết giao tử thuần khiết)
- Phân tích
tỷ lệ phân ly của từng tính trạng
riêng rẽ ở $F_2$:
Về tính trạng
màu sắc hạt: vàng : xanh $ \approx$ 3 : 1.
Về tính trạng
hình dạng vỏ hạt: trơn : nhăn $ \approx$ 3 : 1.
- Menđen dùng quy luật xác suất để tính tỷ
lệ mỗi kiểu hình ở $F_2$, ông thấy xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở $F_2$ bằng
tích xác suất của các tính trạng tạo thành kiểu hình đó.
$F_2$ (3
vàng : 1 xanh)(3 trơn : nhăn) = (9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1
xanh, nhăn)
- Menđen đã nhận ra rằng: các "cặp
nhân tố di truyền" quy định các tính trạng khác nhau đã phân ly độc lập nhau trong quá trình
hình thành giao tử và kết hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.
3. Quy luật phân ly độc lập
- Các cặp
nhân tố di truyền (các cặp alen) quy định các tính trạng khác nhau phân ly độc lập nhau trong quá trình
hình thành giao tử.
(về thực chất,
phép lai hai tính trạng được xem là hai phép lai một tính diễn ra độc lập và
song song nhau).
- Điều kiện
nghiệm đúng quy luật phân ly và phân ly độc lập:
Bố mẹ thuần
chủng về tính trạng đem lai, tính trạng đem lai tương phản nhau.
Mỗi tính trạng
do một cặp alen quy định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
Số lượng cá
thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
Các gen có
tác động riêng rẽ lên sự hình thành các tính trạng (mỗi gen - một tính trạng).
Các cặp gen
xác định các tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
4. Cơ sở tế
bào học của quy luật phân ly
Nếu các cặp
gen alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác
nhau thì khi giảm phân tạo giao tử, các NST phân ly độc lập với nhau dẫn đến sự phân ly độc lập của các alen tương ứng và trong thụ tinh có sự tổ hợp
ngẫu nhiên của các giao tử tạo nên các tổ hợp gen (các biến dị) khác nhau.
Ví dụ: Sự tạo
giao tử của cơ thể $F_1$ có kiểu gen AaBb:
Sự phân li độc
lập và tổ hợp tự do của hai cặp gen dị hợp Aa và Bb của $F_1 \to$ 4 loại gao tử
có tỷ lệ ngang nhau: AB=Ab=aB=ab=1/4.
Sự kết hợp
ngẫu nhiên giữa 4 loại giao tử bố với 4 loại giao tử mẹ tạo ra 16 kiểu tổ hợp ở
$F_2$ (16 kiểu kết hợp giữa các giao tử) với 4 loại kiểu hình theo tỷ lệ:
9A-B- :
3A-bb : 3aaB- : 1aabb
II. Công thức
tổng quát
Cho phép lai
nhiều tính trạng
- Khi lai một
tính trạng: $F_2$ phân ly cho 2 loại
kiểu hình theo tỷ lệ 3:1.
- Khi lai
hai tính trạng: $F_2$ phân ly cho 4
loại kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 (tỉ lệ này tương đương với biểu thức
$(3:1)^2$).
Cụ thể sẽ được
tổng quát như bảng bên dưới:
Số cặp gen dị hợp ở
$F_1$
|
Số loại giao tử ở $F_1$
|
Số kiểu hợp tử ở $F_2$
|
Số loại kiểu hình ở
$F_2$
|
Tỷ lệ phân ly kiểu hình $F_2$
|
Số kiểu gen ở $F_2$
|
Tỷ lệ phân ly kiểu gen ở $F_2$
|
1
2
3
…
n
|
$2^1$
$2^2$
$2^3$
…
$2^n$
|
$4^1$
$4^2$
$4^3$
…
$4^n$
|
$2^1$
$2^2$
$2^3$
…
$2^n$
|
$(3+1)^1$
$(3+1)^2$
$(3+1)^3$
…
$(3+1)^n$
|
$3^1$
$3^2$
$3^3$
…
$3^n$
|
$(1+2+1)^1$
$(1+2+1)^2$
$(1+2+1)^3$
…
$(1+2+1)^n$
|
III. Ý nghĩa
của các quy luật Menđen
1. Ứng dụng
thực tế của quy luật phân ly
- Lai phân
tích: là ép lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội với cơ thể mang kiểu hình lặn để
kiểm tra kiểu gen của cơ thể trội.
- Ứng dụng
tính trội: trong thực tiễn sản xuất, người ta thường dùng nhiều giống khác nhau
cho lai với nhau để tập trung tính trội của bố và mẹ cho cơ thể lai $F_1$ (là
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ưu thế lai).
2. Ứng dụng
trong thực tế của quy luật phân ly độc
lập
- Nếu biết
các gen quy định các tính trạng nào đó phân
ly độc lập, thì có thể dự đoán được kết quả phân ly kiểu hình ở đời sau.
- Trong sinh
sản hữu tính, khi các gen phân ly độc lập
sẽ tạo ra một số lượng rất lớn các loại giao tử, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa
các loại giao tử trong quá trình thụ tinh tạo vô số các biến dị tổ hợp là nguồn
nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và trong chọn giống.
Đăng nhận xét