Phương án tuyển sinh năm 2015 ngành luật của đại học kiểm sát Hà Nội
1. Chỉ tiêu,
phân bổ chỉ tiêu, khối tuyển sinh năm 2015
1.1.1. Số lượng
dự kiến: 400
1.1.2. Phân
bổ chỉ tiêu tuyển sinh
Thực hiện chủ
trương "Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc
biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và
các đối tượng chính …”được thể hiện trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày
04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, căn cứ nhu cầu nguồn nhân
lực của ngành Kiểm sát và kết quả tuyển sinh năm 2013, 2014 (số lượng thí sinh ở
các tỉnh phía Nam trúng tuyển năm 2013, 2014 là 71/520 chiếm 13,6%, trong khi
nhu cầu nguồn nhân lực tại các tỉnh phía Nam đang thiếu và ngành Kiểm sát chỉ
có một cơ sở đào tạo đại học là Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội), Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội đề nghị phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 cụ thể như sau:
+ Khu vực
các tỉnh phía Nam từ Huế trở vào:50% chỉ tiêu;
+ Khu vực
các tỉnh phía Bắc từ Quảng Trị trở ra:50% chỉ tiêu.
1.1.3. Tỷ lệ
tuyển sinh đối với nữ học sinh
Việc tuyển
sinh đối với nữ học sinh vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội được xác định chỉ
tiêu riêng với tỷ lệ không quá 40% trên tổng chỉ tiêu đào tạo của ngành học
trong cả nước; không hạn chế tỷ lệ nữ sơ tuyển và đăng ký dự tuyển vào Trường Đại
học Kiểm sát Hà Nội.
1.1.4. Tổ hợp
môn thi (Khối thi tuyển sinh)
- Khối A:
Toán, Vật lý, Hóa học;
- Khối C: Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý;
-Khối D1: Ngữ
văn, Tiếng Anh, Toán;
- Khối A1:
Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
2. Đối tượng,
điều kiện đăng ký dự thi
2.2.1. Đối tượng
-Đối tượng
tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ giáo dục và Đào tạo và có hộ khẩu thường
trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển, là Đảng viên hoặc Đoàn viên thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Đối tượng
thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: học sinh đã tốt nghiệp trung học
phổ thông đủ điều kiện thuộc diện xét tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển vào
đào tạo đại học, cao đẳng theo quy định hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải
đạt yêu cầu sơ tuyển theo quy định của VKSND tối cao hoặc có giấy chứng nhận sơ
tuyển của các cơ quan Công an, Quân đội có thẩm quyền cấp năm 2015.
2.2.2. Điều
kiện đăng ký xét tuyển
a. Về học lực
Thí sinh đã
tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học PTTH có học lực từ loại trung bình trở lên, xếp
loại hạnh kiểm khá, tốt. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2014 -
2015 thì lấy kết quả học tập năm học 10, 11 và học kỳ I năm lớp 12.
b. Về độ tuổi
Thí sinh dự
thi không quá 22 tuổi; riêng thísinh là người dân tộc thiểu số không quá 24 tuổi
(tính đến năm dự thi) .
c. Tiêu chuẩn
chính trị
Là công dân
Việt Nam, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước.
d. Về tiêu
chuẩn sức khỏe
Người dự thi
phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác; đồng thời phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
- Về chiều
cao: Từ 1,60m trở lên đối với nam và từ 1,55m trở lên đối với nữ; đối với
thísinh thuộc vùng KV1, thí sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được
hạ thấp 02 (hai) cm về chiều cao.
- Về cân nặng:
Từ 50kg trở lên đối với nam và từ 45kg trở lên đối với nữ.
- Không bị dị
hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên,
mãn tính.
3. Phương thức
tuyển sinh
- Sơ tuyển
các điều kiện về sức khỏe, lý lịch theo quy định của VKSNDTC. Thời gian, hồ sơ
sơ tuyển và việc tổ chức sơ tuyển Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội sẽ thông báo
trên website Trường trước 30/01/2015.
Thí sinh đạt
sơ tuyển để xét tuyển vào các Học viện, Trường đại học thuộc ngành Công an,
Quân đội năm 2015 được đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm
2015.
-Việc tuyển
sinh được tiến hành theo ba bước:
Bước 1: Đăng
ký môn thi
Thí sinh có
nguyện vọng thi vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cần đăng ký thêm môn thi
theo khối thi mà Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã công bố tại tiểu mục 1.1.4 -
Phần II trong Đề án này để thi cùng kỳ thi THPT Quốc Gia. Đối với thí sinh dự
thi khối D1, A1 thuộc trường hợp có chứng chỉ Tiếng Anh theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo công bố và được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ, nếu
có nguyện vọng xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội vẫn phải đăng ký dự
thi môn Tiếng Anh.
Đối với thí
sinh đã tốt nghiệp PTTH các năm trước nếu có nguyện vọng xét tuyển vào Trường Đại
học Kiểm sát Hà Nội thi phải đăng ký thi các môn thi theo khối thi đã được công
bố tiểu mục 1.1.4 – Phần II trong Đề án này và thi theo phương án thi THPT Quốc
Gia ban hành theo Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Xét
kết quả điểm thi ba môn theo khối
Điểm chuẩn đủ
điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội theo từng khối
sẽ được nhà trường công bố theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không
thấp hơn ngưỡng xét tuyển tối thiểu với từng môn theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển (kết quả điểm thi) của những thí sinh
đã đăng ký dự thi đại học năm 2015 và tham gia dự thi tại các cụm thi do các
trường đại học, học viện tổ chức thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bước 3: Xét
thí sinh vào phỏng vấn và phỏng vấn
+ Xét thí
sinh vào vòng phỏng vấn: Thí sinh thuộc diện xét để tham gia phỏng vấn
sau khi có kết quả thi tuyển sinh phải đảm bảo các điều kiện: Thí
sinh có kết quả điểm thi đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định và bằng hoặc cao hơn điểm mà Hội đồng tuyển sinh
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội xác định theo từng khối thi trên cơ sở
cân đối chỉ tiêu phân bổ cho các khu vực, khối thi và tỷ lệ Nam, Nữ.
Điểm ưu tiên cộng cho thí sinh được tính theo quy định hiện hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo vào thời điểm Hội đồng tuyển sinh xét. Số
lượng thí sinh lấy vào vòng phỏng vấn nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh không quá
20%.
+ Phỏng vấn:
Phỏng vấn trực tiếp để xác định khả năng tư duy, phân tích, lập luận, xử lý
tình huống và khả năng giao tiếp. Việc phỏng vấn được tiến hành bởi một hội đồng
do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh thành lập. Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào những
kiến thức khoa học xã hội đã được học, những câu hỏi về những vấn đề chính trị,
thời sự của đất nước, các tình huống ứng xử….Việc chấm điểm phỏng vấn bằng phiếu,
thể hiện đầy đủ các tiêu chí và tính điểm cho từng tiêu chí.
4. Điểm
trúng tuyển và thời gian xét tuyển
- Điểm xét
tuyển là tổng điểm của kết quả thi theo kỳ thi THPT Quốc gia với từng khối thi
cộng với điểm phỏng vấn trực tiếp và được quy đổi về thang điểm 10 (làm tròn đến
0,05), trong đó điểm phỏng vấn trực tiếp chiếm 15%, điểm thi tuyển sinh đại học
chính quy năm 2015 chiếm 85%.
- Việc xác
định điểm trúng tuyển trên cơ sở lấy điểm từ cao xuống thấp (thang điểm 10)
đến hết chỉ tiêu, đảm bảo tính hợp lý của các khối thi, tỷ lệ Nam, Nữ, tỷ lệ
chỉ tiêu tuyển sinh phân bổ cho các khu vực (Khu vực các tỉnh phía Nam có điểm
chuẩn riêng, khu vực các tỉnh phía Bắc có điểm chuẩn trúng tuyển riêng).
- Thời gian
xét tuyển đại học ngành luật hệ chính quy năm 2015 của Trường Đại
học Kiểm sát Hà Nội theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Hồ sơ sơ
tuyển và hồ sơ đăng ký xét tuyển
- Hồ sơ sơ
tuyển thực hiện theo mục 1.1 phần III Đề án này.
- Hồ sơ đăng
ký xét tuyển đại học vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thực hiện theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi nộp hồ sơ xét tuyển, thí sinh phải gửi kèm Phiếu
sơ tuyển do Viện kiểm sát cấp huyện nơi thí sinh đến sơ tuyển cấp hoặc Phiếu sơ
tuyển (bản chính) của cơ quan Công an, Quân đội có thẩm quyền nơi thí sinh đã
được sơ tuyển cấp. Thí sinh nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học tại tại
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Trường hợp nộp qua đường bưu điện thì phải gửi
theo đường chuyển phát nhanh và thời gian nộp hồ sơ được tính theo ngày, giờ của
dấu bưu điện.
Đăng nhận xét